Tha thứ để được thứ tha - Sr. Watanabe Kazuko

0
TIN BÀI KHÁC

Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II đã nói: "Khi tha thứ cho người khác bản thân chúng ta sẽ được giải phóng, tự do hơn. Không những thế, nó còn tái mở một hướng đi tương lai mới, có tính sáng tạo cho chính bản thân mình." Điều này đồng nghĩa với việc, ôm lấy những cơn giận là chúng ta tự mình giam hãm chính mình. Đức Thánh Cha giải thích, "Kẻ không tha thứ là thuộc hạ nằm dưới quyền lực của người khác." NGUỒN:
Tha thứ không chỉ là việc cho người, ngược lại nó còn là hành vi cứu lấy bản thân. Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II đã nói: "Khi tha thứ cho người khác bản thân chúng ta sẽ được giải phóng, tự do hơn. Không những thế, nó còn tái mở một hướng đi tương lai mới, có tính sáng tạo cho chính bản thân mình."

Điều này đồng nghĩa với việc, ôm lấy những cơn giận là chúng ta tự mình giam hãm chính mình. Đức Thánh Cha giải thích, "Kẻ không tha thứ là thuộc hạ nằm dưới quyền lực của người khác."

Đây thực sự là một câu nói rất thú vị.

Bởi vì con người thường cho rằng, chính mình có quyền tha hay không tha cho kẻ khác. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Ngược lại, người không chịu tha thứ bị cái tôi trói buộc, và trở thành thuộc hạ cho đối tượng kia. Nghĩa là, tôi để người khác cướp đi chủ quyền của chính mình.

Có câu chuyện kể về một anh chàng nọ đến tham dự buổi tiệc. Lúc anh ta vừa đứng lên, trên tay cầm ly rượu sâm banh tiến đến chúc rượu với một người khác, thì đột ngột có anh chàng xông tới, cố tình va vào người, khiến ly sâm banh sóng đổ lên trang phục anh đang bận.

"Thật thô lỗ hết chỗ nói. Hắn có hiềm khích gì đây?", anh vừa nghĩ, vừa đuổi theo người đàn ông lúc nãy, thì biết rằng kẻ đó cứ liên tiếp va vào quan khách đến tham dự buổi tiệc.

Thấy vậy, anh lẩm bẩm nói: "À, thằng đó có vấn đề, chứ không phải mình!". Nghĩ được vậy anh thấy lòng khoan khoái, dịu lại dần.

Thật ra, nếu trong trường hợp vì mình làm gì đó sai nên bị người trả đũa, thì chúng ta phải can đảm đối diện, thừa nhận mình sai. Tuy nhiên, trong trường hợp ngược lại, bạn phải bảo đảm cho được sự điềm tĩnh, hầu nhận ra ngọn nguồn vấn đề đang "nằm ở đối phương". Có như vậy bạn sẽ thôi đứng trên phương diện của một kẻ ban ơn kiểu như: "anh phỉ báng tôi, anh làm chuyện không hay cho tôi nhưng tôi chịu tha cho anh đó".

Chắc chắn bạn sẽ hỏi: "liệu như thế có đang làm lơ quá không?"

Trong một ý nghĩa nào đó thì cũng có thể cho là thái độ "ngơ đi mà sống". Tuy nhiên, tôi muốn các bạn nghĩ theo một phương diện khác. Rằng, đó không phải là sự vô tâm kiểu "cái loại đó, mặc!" nhưng nó là cách sống "tạo cợ ly" rõ ràng với sự việc, để "không vì ba chuyện vặt vãnh của người khác khiến con tim tôi xáo trộn"

Tệ hơn, vẫn biết điều đó làm xáo động con tim mình nhưng bạn vẫn tiến sâu vào cái mớ bòng bong đó đi nữa! Thì cũng đừng tiếp tục đi hơn nữa, hãy dừng lại tại đó thôi; và mong ước bản thân được giải phóng khỏi nó. Ta gọi nó là cách sống "giữ cái tôi" để thôi phí phạm thời gian sự sống-cái thời giờ quý báu chỉ được sống một lần này, và không đặt mình dưới quyền lực của một ai khác.

Đúng vậy bạn ạ, trân quý cuộc sống đôi khi là việc cương quyết đoạn tuyệt với mọi cảm xúc riêng tư để mà sống. Thẳng thắn với mình rằng: "Mọi chuyện tới đây thôi, mình hãy thôi khổ sở vì nó!"

Dù có tâm ý sẽ đoạn tuyệt nhưng không dễ để quên, không dễ để bỏ. Đơn giản vì chúng ta là con người. Những lúc đó, có lẽ liệu pháp tốt nhất vẫn là "thời gian".

THA THỨ LÀ ĐỂ TÔI
ĐƯỢC THANH THẢN VUI SỐNG.

Hiểu biết vấn đề nằm ở đối phương,
không phải là vô tâm,
Nhưng là bạn đang tạo một khoảng cách
nhất định với sự việc!

Watanabe Kazuko / Chuyển dịch: Xuân Tân Phong

To Top